Skip to content

[Hướng dẫn] Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mới nhất 2021

Hiện nay thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế phát triển thì nhu cầu lưu thông các mặt hàng thực phẩm chức năng lại càng lớn. Tuy nhiên, khâu làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng không phải là dễ dàng. Ở bài viết sau đây, Khovansec sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. 

1. Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng tên tiếng anh là (Functional Foods) được làm chủ yếu bởi các nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng dinh dưỡng, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tạo tinh thần thoải mái như: ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc với những người có tình trạng mất ngủ lâu năm, tình trạng chóng mặt, đau dạ dày… Bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cân bằng và bảo đảm dưỡng chất cho cơ thể.

nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang-4

2. Các mã HS code của thực phẩm chức năng thông dụng nhất hiện nay:

Cũng như các mặt hàng khác thì thực phẩm chức năng có mã HS code riêng như sau:

  • 21069071: Mã HS code của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, được chiết xuất từ sâm.
  • 21069072: Thực phẩm chức năng khác.
  • 21069073: Mã HS code của hỗn hợp vi chất bổ sung vào thực phẩm.
  • 21069081: mã HS code của các loại chế phẩm dùng cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thiếu lactaza. 
  • 26019091: Mã HS code của hỗn hợp các hoá chất với thực phẩm hoặc các chất khác dùng để chế biến thực phẩm.
  • 21069095: Mã HS code của seri kaya.
  • 21069096: Mã HS code của các sản phẩm y tế khác.
  • 21069098: Mã HS code của các loại chế phẩm hương liệu khác.

thuc-pham-chuc-nang-1

3. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng:

Để làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng trước hết bạn sẽ cần có công bố thực phẩm với Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Việc công bố nên thực hiện trước khi hàng về. Theo đó, quý doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp về lĩnh vực thực phẩm chức năng, đã được chứng nhận pháp nhân đối với các cá nhân, tổ chức.

– Chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi nước xuất khẩu lô hàng, đồng thời phải có hợp pháp hoá lãnh sự Việt Nam tại quốc gia đó.

– Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm: đây là tài liệu khoa học được cấp bởi một cơ quan uy tín nào đó, nói rõ về công dụng của sản phẩm,  không phải là bản Catalogue giới thiệu về sản phẩm đó. Tất nhiên, cơ quan nào cấp thì phải có xác nhận rõ ràng.

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm: là kết quả kiểm nghiệm được các cơ quan co thảm quyền ở Việt Nam cấp. Thông thường, quý doanh nghiệp sẽ phải nhập 1 lô hàng mẫu về thực phẩm chức năng sau đó sẽ xin xác nhận lấy mẫu đi kiểm nghiệm.

– Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi lô hàng về tới nơi.

nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang-3

4. Các bước thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng:

4.1 Hồ sơ nhập khẩu thực phẩm chức năng:

  • Hóa đơn thương mại hay còn gọi là Commercial Invoice.
  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại hay còn gọi là Sales Contract.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa hay còn gọi là Packing List.
  • Vận đơn đường biển hay còn gọi là Bill of Lading.
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hay còn gọi là C/O (nếu có).
  • Công bố thực phẩm chức năng.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế mới nhất 2021

4.2  Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng: 

  • Bước 1: Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành đăng ký kiểm tra vệ sinh ATTP tại cơ quan có thẩm quyền như: Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia, trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng. 
  • Bước 2: Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ thực hiện khai và truyền tờ khai hải quan có đính kèm giấy đăng ký đã được phê duyệt.
  • Bước 3: Kế đến, doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan và xin phép mang về kho để bảo quản.
  • Bước 4: Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra kho và tiến hành lấy mẫu về để kiểm tra.
  • Bước 5: Cuối cùng, sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra và đạt kết quả chuẩn. Doanh nghiệp sẽ phải nạp bổ sung kết quả cho cơ quan Hải quan để thông quan lô hàng. Trường hợp không đạt, doanh nghiệp phải thực hiện xuất trả.

nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang-1

5. Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng khi nhập khẩu thực phẩm chức năng: 

Khi nhập khẩu thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần phải nạp đầy đủ thuế nhập khẩu lẫn thuế giá trị gia tăng. Trong đó:

  • Thuế giá trị gia tăng của thực phẩm chức năng sẽ là 10%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thực phẩm chức năng sẽ chia theo các mã HS cụ thể. Nếu mã HS là 2106, thuế nhập khẩu sẽ là 15%. Nếu mã HS là 2202, thuế nhập khẩu là 30%.

Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm chức năng từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Chính phủ Việt Nam.  Doanh nghiệp có thể sẽ nhận được mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt sau:

  • Nếu có C/O form E, thuế suất nhập khẩu ưu đãi doanh nghiệp nhận được là 0%.
  • Nếu nhập từ các nước EVFTA, thuế suất nhập khẩu ưu đãi doanh nghiệp nhận được 22.5%.

Bài viết liên quan: Xuất nhập khẩu là gì? Các vấn đề liên quan đến nhập khẩu

Vậy là Khovansec đã hướng dẫn xong thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mới nhất 2021 cho các bạn đang quan tâm tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn, chúc bạn hoàn thành thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng một cách suôn sẻ và nhanh chóng nhất.