Trong những năm gần đây thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu nhập khẩu cũng tăng nhanh để phục vụ chế biến, phối trộn thức ăn cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên để nhập khẩu thì doanh nghiệp, cá nhân cần phải nắm bắt rõ các thủ tục nhất định. Vậy thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi như thế nào? Cùng Khovansec tìm hiểu ngay dưới bài viết nhé!
Mục lục
1. Thức ăn chăn nuôi là gì?
Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm thức ăn dùng cho vật nuôi ăn hoặc uống ở dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến và bảo quản. bao gồm các loại như thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống và thức ăn đậm đặc.
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
2. Điều kiện thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
Đối với thủ tục nhập khẩu thì để thực hiện cần có đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau:
– Điều kiện đối với thức ăn chăn nuôi:
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Phải được sản xuất tại cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Phải có nhãn mác hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định.
- Đảm bảo chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật đối với thức ăn hỗn hợp.
– Điều kiện đối với cơ sở thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
- Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
- Nếu trong trường hợp nhập khẩu thức ăn chưa được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ công nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
3. Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
Để thực hiện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, người nhập khẩu cần phải chuẩn tìm hiểu trước các Nghị định thông tư liên quan thức ăn chăn nuôi trước để hiểu rõ để tránh vi phạm hay không áp dụng quy định khi nhập khẩu.
3.1 Các Nghị định thông tư liên quan thức ăn chăn nuôi:
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ thì thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Khi nhập khẩu phải có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản: Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại.
Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP - Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về bảng mã số HS đối với danh mục các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam (Phụ lục số 21).
- 76/CN-TĂCN Quy định mới về kiểm tra nhà nước chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 & Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính
3.2 Hồ sơ để làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng
- Hoá đơn thương mại
- Bảng kê khai hàng hóa (Packing list)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận phân tích
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm dịch…
- Thông báo hàng đến
Xem thêm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? Quy trình cấp giấy chứng nhận
4. Trình tự thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
Để thực hiện thủ tục nhập khẩu phải trải qua 3 bước chính sau đây:
Bước 1: Công bố thông tin thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu):
– Đầu tiên này bạn cần chuẩn bị hồ sơ thực hiện công bố thông tin như sau:
- Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt quy định.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp.
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế.
- Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất. Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp.
– Tiếp đến là việc cách thức thực hiện:
Đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và thức ăn chăn nuôi đặc biệt thì thực hiện theo thủ tục tự động công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Tổ chức, cá nhân truy cập vào Công thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tự công
- bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn đặc biệt.
- Nhận kết quả ngay lúc tại thời điểm đã đăng ký.
Đối với thức ăn chăn nuôi bổ sung thì thực hiện thủ ông công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Tổ chức, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để nộp hồ sơ đề nghị công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân bổ sung để hoàn thiện. (Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thì Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ và công bố thông tin về sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử, nếu không đồng ý thì nêu rõ lý do).
Bước 2: Thủ tục hải quan để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
Hồ sơ để tiến hành thủ tục thông quan
- Tờ khai hải quan theo mẫu
- Hóa đơn chứng từ
- Vận đơn
- Giấy xác nhận chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Chứng từ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Hoàn thành thủ tục nhận hàng:
Sau khi thực hiện xong hai bước trên bạn đã hoàn thành đăng ký thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Bạn chỉ cần chờ ngày để nhận hàng thức ăn chăn nuôi của mình đã đặt nhập khẩu.
Với những thông tin chia sẻ trên của Khovansec, hy vọng bạn đã nắm bắt được cách làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi một các chi tiết. Chúc bạn có thể hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất.