Skip to content

EVFTA – Cơ hội phát triển lý tưởng cho ngành Logistics, dịch vụ kho bãi

Dù phải chịu sức ép lớn, nhưng logistics, dịch vụ kho bãi được dự đoán sẽ là các lĩnh vực có nhiều phát triển vượt bật sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU có hiệu lực. Vậy đâu là cơ hội phát triển lý tưởng cho ngành Logistics và kho bãi trong thời gian tới mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới của Saigon Express

EVFTA – Cơ hội tuyệt vời cho ngành kho bãi, logistics

co-hoi-ly-tuong-cho-nganh-logistic

Đề cập tới EVFTA, Ông Russell Reed, Giám đốc điều hành của UPS Việt Nam và Thái Lan nhận định, Hiệp định này sẽ là một dấu ngoặt quan trọng của Việt Nam trong tiến trình phát triển giao thương quốc tế. Sau khi EVFTA có hiệu lực, sẽ mở ra tiềm năng kinh tế lớn mạnh cho Việt Nam. Tạo bước đà phát triển vượt bật trong những năm tới.
Những năm vừa qua, tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng trưởng khá tốt. Năm 2018, tổng kim ngạch lên đến 42,3 tỷ USD. Như vậy, kể từ năm 2014, đã đạt đà tăng trưởng trung bình khoảng 13%.
“EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ cả hai phía. Các thủ tục xuất nhập hàng cũng trở nên đơn giản hơn. Từ đó thu hút được sự đầu tư bền vững từ các đối tác, dễ dàng thiết lập các mối quan hệ chiến lược”, ông Russell Reed cho biết.
Theo ông Tobias Gruemmer, Giám đốc Vận hành khu vực của A.P. Moller – Maersk, trong những năm gần đây, ngành logistics tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Đây là một thị trường tiêu thụ sản phẩm tiềm năng. Trong khi tổng dân số khối Liên minh châu u chỉ khoảng 500 triệu người, thì khu vực Đông Nam Á dân số là 600 triệu, một thị trường lý tưởng. Riêng ở Việt Nam dân số đã là 100 triệu, được đánh giá là thị trường tiêu thụ sản phẩm tiềm năng.
Công nghiệp chế biến chế tạo là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, điều kiện sống cũng được nâng cao, kết quả là tầng lớp trung lưu ngày càng đông hơn. Họ là những người theo xu thế, hướng tới hòa nhập quốc tế, thói quen tiêu dùng cởi mở, và ưa chuộng nguồn hàng từ các thương hiệu quốc tế, hàng nhập khẩu chất lượng, trong đó không thể không kể tới EU. Song song với đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam tới EU vẫn ổn định.
Trong tương lai, với sự thúc đẩy của EVFTA, nhu cầu xuất nhập, vận chuyển hàng hóa dự kiến sẽ tăng cao kéo theo sự cần thiết của các giải pháp về kho bãi, thương mại điện tử, giao nhận hàng,… Chính vì thế, thị trường logistics, kho bãi được dự báo sẽ trở nên vô cùng sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Những sức ép mang tên EVFTA

co-hoi-ly-tuong-cho-nganh-logistic

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, EVFTA dự kiến sẽ mang tới cho ngành logistics, kho bãi của Việt Nam rất nhiều cơ hội. Tuy nhiên sẽ có yếu tố chọn lọc. Tức không phải tất cả doanh nghiệp trong ngành đều có thể tận dụng tốt. Vì mọi cơ hội đều song hành cùng với thách thức.

Ông Đinh Hữu Thạnh,Tổng Giám đốc Bee Logistics chia sẻ: “Khi EVFTA chưa xuất hiện, thì tại Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp Châu u đang hoạt động. Vì thế sự cạnh tranh sẽ cao. Nếu các doanh nghiệp của Việt Nam không xây dựng chiến lược phát triển bài bản, sẽ dễ dàng bị mất thị phần sân nhà vào tay đối thủ.”
Cũng theo ông Thạnh, hiện nay ngành logistics Việt Nam vẫn chưa “trưởng thành”, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Trong đó, các điểm yếu có thể kể tới như tài chính hạn chế, thiếu vốn, công kệ còn lạc hậu, chất lượng dịch vụ cần cải thiện thêm. Ngoài ra một số chủ doanh nghiệp vẫn chưa có tầm nhìn dài hạn, dễ bị “kiệt sức” trong những cuộc đua cạnh tranh dài hơi với đối thủ nước ngoài.
“Có một số trường hợp doanh nghiệp giữ tư duy cạnh tranh không lành mạnh. Quá chú trọng vào giá để cạnh tranh mà quên đi chất lượng dịch vụ. Trong khi đối với dịch vụ kho bãi và logistics, thì vấn đề uy tín, chất lượng, sự ổn định của chuỗi cung ứng là rất quan trọng lại chưa được quan tâm đúng mức.” Ông Thạnh nhận định.
Ông Nguyễn Tương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, hiện nay có thể nói các nước châu u có trình độ cao hơn Việt Nam trong lĩnh vực logistics. Ngoài ra, các nhà sản xuất, đầu tư quốc tế thường sẽ có kết nối với nhà cung cấp dịch vụ logistics ở Châu u. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo phương thức FOB. Đây là sẽ là một trở ngại lớn, khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó giành được đơn hàng.
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập (thuộc VCCI), các nước Châu u EU chiếm thị phần rất lớn trên thị trường logistics thế giới. Bởi các quốc gia này có vốn rất mạnh về logistics, các đội tàu lớn hiện đại và hoạt động đa quốc gia. Trong bảng xếp hạng LPI 2018 của Ngân hàng Thế giới (xếp hạng Chỉ số năng lực logistics), có tới 4 nước EU xếp đầu bảng gồm Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Bỉ. Và Đức giữ vị trí đầu tiên.
Như vậy, trước khi EVFTA có hiệu lực, thì hoạt động logistics tại Việt Nam đã có nhiều cạnh tranh giữa chủ nhà và các doanh nghiệp logistics lớn của EU. Sau bước ngoặt EVFTA đưa vào thực thi, với các cam kết mạnh hơn, chính sách mở cửa hấp dẫn, chắc chắn sự cạnh tranh này sẽ càng mạnh mẽ.

Sự chuyển mình của các doanh nghiệp Việt

co-hoi-ly-tuong-cho-nganh-logistic
Trước những cơ hội và thách thức mà EVFTA mang lại, rất nhiều doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước.
Theo ông Đinh Hữu Thạnh, Bee Logistics đã có kế hoạch “chăm sóc” đặc biệt dành cho khách hàng EU khi EVFTA hoạt động. “Chúng tôi sẽ tư vấn phương thức tối ưu đáp ứng những điều kiện xuất nhập khẩu nhanh nhất. Bên cạnh đó, Bee sẽ hỗ trợ giới thiệu khách hàng mua – bán khi đối tác có nhu cầu, và chúng tôi phụ trách khâu vận tải”.
Bee cũng sẽ đẩy nhanh số hóa các bước hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
“Năm vừa rồi, hơn 2.300 lộ trình thương mại của UPS đã được rút ngắn nhờ các cải tiến đáng kể trong khâu vận hành. Thời gian chuyển hàng tới EU cũng nhanh chóng hơn, rút ngắn 4 ngày so với trước đây. Cùng với đó, chúng tôi cũng đã cung cấp dịch vụ bảo đảm, giao hàng tận nơi cho các đơn vị xuất khẩu, đồng thời mở rộng dịch vụ UPS Worldwide Express Freight đến nhiều tỉnh thành của Việt Nam”, ông Russell Reed cho biết.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa, Công ty TNHH ™ DV Saigon Express hiện đang vận hành hệ thống 5 nhà kho tại TP.HCM, 2 nhà kho tại Hà Nội với tổng diện tích khoảng 50.000 m2. Ông Nguyễn Như Hoài, Giám đốc Saigon Express cho biết, “khi EVFTA có hiệu lực, đồng nghĩa với việc hoạt động xuất nhập khẩu giữa thị trường trong nước và quốc tế sẽ thuận lợi hơn. Kéo theo đó nhu cầu tìm nơi lưu trữ hàng tăng cao. Để bắt kịp xu hướng đó, Saigon Express đã có kế hoạch tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống kho tiêu chuẩn tại các khu vực trọng điểm. Bên cạnh đó sẽ nâng cấp chất lượng dịch vụ hiện có, nghiên cứu các gói dịch vụ mới thích hợp với mô hình hợp tác quốc tế. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng sẽ được chú trọng. EVFTA chính là một sự kiện không thể tuyệt vời hơn để các doanh nghiệp kho bãi logistics như chúng tôi có cơ hội hoàn thiện mình và tạo “bước nhảy” trong quá trình phát triển”..

Để các doanh nghiệp có thể hội nhập nhanh chóng khi EVFTA có hiệu lực, thì cần nhiều yếu tố. Bên cạnh sự nỗ lực cải tiến thích ứng của bản thân doanh nghiệp, thì sự hỗ trợ của Nhà Nước là một điều vô cùng quan trọng. Theo đó, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đã đề nghị Chính phủ cần có thêm các biện pháp hỗ trợ thông tin, giải đáp thắc mắc cho các Doanh nghiệp để họ hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức của EVFTA.
Bên cạnh đó, Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật liên quan. Thông qua đó, EVFTA có thể sớm được thực thi và hoạt động suôn sẻ khi được Quốc hội thông qua.

Ghi chú: EVFTA là gì?

EVFTA là viết tắt của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đây là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA được đánh giá là 2 FTA có mức độ và phạm vi cam kết rộng bậc nhất của Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại.