Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế bao gồm những gì? Và các lưu ý cần thiết 

nhap-khau-thiet-bi-y-te-2

Trang thiết bị y tế là một mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, khi nhập khẩu trang thiết bị y tế thì doanh nghiệp cần phải xin giấy phép để cơ quan nhà nước có thể kiểm soát được mặt hàng này vào Việt Nam.

Vậy hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế bao gồm những gì? Các lưu ý cần thiết nào khi xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị ý tế. Cùng Khovansec tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây. 

nhap-khau-thiet-bi-y-te-3

1. Yêu cầu về trang thiết bị y tế nào cần phải xin giấy phép nhập khẩu?  

Các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị y tế để xác định được có cần xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế trước tiên phải xác định được các thông tin sau:

– Sản phẩm trang thiết bị y tế phải là sản phẩm trang thiết bị y tế nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. 

– Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục phân loại trang thiết bị y tế trước khi nhập khẩu về Việt Nam để xác định kết quả phân loại ra loại A, B, C hay D: 

  • Nếu kết quả phân loại ra loại A thì không cần thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế  mà chỉ cần thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A.
  • Nếu kết quả ra loại B, C, D mà không thuộc danh mục sản phẩm trang thiết bị y tế nêu như bên dưới thì cũng không cần phải xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế mà hiện nay chỉ yêu cầu kết quả phân loại trang thiết bị y tế (Tiến tới là thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế đối với sản phẩm nhập khẩu trang thiết bị y tế).

Việc cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế chỉ áp dụng đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu có kết quả phân loại ra loại B, C, D và thuộc danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư 30/2015.

Danh sách các trang thiết bị y tế cần xin giấy phép nhập khẩu như sau:

Về thiết bị chẩn đoán: 

  • Các thiết bị chẩn đoán hình ảnh dùng tia.
  • Hệ thống cộng hưởng từ.
  • Máy siêu âm chẩn đoán.
  • Hệ thống nội soi chẩn đoán.
  • Hệ thống Cyclotron.
  • Thiết bị chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ (Hệ thống PET, PET/CT, SPECT, SPECT/CT, thiết bị đo độ tập trung iốt I130, I131).
  • Máy đo khúc xạ, giác mạc tự động.
  • Máy đo điện sinh lý (Máy điện não, Máy điện tim, Máy điện cơ). 
  • Máy đo điện võng mạc.
  • Máy đo độ loãng xương.
  • Máy chụp cắt lớp đáy mắt/ máy chụp huỳnh quang đáy mắt.
  • Máy đo nhịp tim thai bằng siêu âm.
  • Máy đo/phân tích chức năng hô hấp.
  • Máy phân tích sinh hóa.
  • Máy phân tích điện giải, khí máu.
  • Máy phân tích huyết học.
  • Máy đo đông máu.
  • Máy đo tốc độ máu lắng.
  • Hệ thống xét nghiệm Elisa.
  • Máy phân tích nhóm máu.
  • Máy chiết tách tế bào.
  • Máy đo ngưng tập và phân tích chức năng tiểu cầu.
  • Máy định danh vi khuẩn, virút.
  • Máy phân tích miễn dịch.
  • Chất thử, hóa chất chẩn đoán, dung dịch rửa được dùng cho thiết bị y tế.

nhap-khau-thiet-bi-y-te-1

Về thiết bị điều trị:

  • Các thiết bị điều trị dùng tia X.
  • Hệ thống phẫu thuật nội soi.
  • Các thiết bị xạ trị (Máy Coban điều trị ung thư, Máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, Dao mổ gamma các loại, Thiết bị xạ trị áp sát các loại).
  • Máy theo dõi bệnh nhân.
  • Bơm truyền dịch, Bơm tiêm điện.
  • Dao mổ (điện cao tần, Laser, siêu âm).
  • Kính hiển vi phẫu thuật.
  • Hệ thống thiết bị phẫu thuật tiền liệt tuyến.
  • Máy tim phổi nhân tạo.
  • Thiết bị định vị trong phẫu thuật.
  • Thiết bị phẫu thuật lạnh.
  • Lồng ấp trẻ sơ sinh, Máy sưởi ấm trẻ sơ sinh.
  • Máy gây mê/gây mê kèm thở.
  • Máy giúp thở.
  • Máy phá rung tim, tạo nhịp.
  • Buồng oxy cao áp.
  • Hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể/tán sỏi nội soi.
  • Hệ thống thiết bị siêu âm cường độ cao điều trị khối u.
  • Thiết bị lọc máu.
  • Hệ thống phẫu thuật chuyên ngành nhãn khoa (Laser Excimer, Femtosecond Laser, Phaco, Máy cắt dịch kính, Máy cắt vạt giác mạc.
  • Kính mắt, kính áp tròng (cận, viễn, loạn) và dung dịch bảo quản kính áp tròng.
  • Máy Laser điều trị dùng trong nhãn khoa.
  • Các loại thiết bị, vật liệu can thiệp vào cơ thể thuộc chuyên khoa tim mạch, thần kinh sọ não thiết bị, vật liệu cấy ghép lâu dài (trên 30 ngày) vào cơ thể.

2. Các hình thức cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế hiện nay? 

– Cấp mới giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế: Việc cấp mới giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế áp dụng trong trường hợp trang thiết bị y tế lần đầu đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu đã hết hạn mà không thực hiện việc gia hạn.

– Gia hạn giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế: Việc gia hạn giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế áp dụng trong trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp giấy phép nhập khẩu.

– Điều chỉnh giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế: Việc điều chỉnh nội dung của giấy phép nhập khẩu áp dụng đối với trường hợp giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực nhưng có thay đổi nội dung của giấy phép nhập khẩu. Không thực hiện việc điều chỉnh thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu.

– Cấp lại giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế: Việc cấp lại giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế áp dụng trong trường hợp giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực nhưng bị mất hoặc bị hỏng.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế mới nhất 2021

nhap-khau-thiet-bi-y-te-4

3. Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế bao gồm những gì?  

3.1 Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế:

Các doanh nghiệp khi đăng ký giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: 

– Văn bản đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu theo Mẫu.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO của nhà sản xuất còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.

– Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu trang thiết bị y tế theo Mẫu quy định tại Phụ lục số III còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.

– Tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng tiếng Việt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số IV

– Catalogue miêu tả các chức năng, thông số kỹ thuật của chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu.

– Tài liệu đánh giá lâm sàng và tài liệu hướng dẫn sử dụng của chủ sở hữu hoặc nhà sản xuất đối với trang thiết bị y tế thuộc mục 49 của Phụ lục số I

– Báo cáo kết quả nhập khẩu trang thiết bị y tế đến tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đối với trường hợp giấy phép nhập khẩu đã hết hạn mà không thực hiện việc gia hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 30/2015. Báo cáo kết quả nhập khẩu trang thiết bị y tế thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục số VI.

nhap-khau-thiet-bi-y-te-5

3.2 Trình tự cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế: 

Quy trình thực hiện việc xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế như sau: 

  • Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu nộp hồ sơ nhập khẩu tại Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế).
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp cho đơn vị nhập khẩu Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Chờ phản hồi của Bộ Y tế.
  • Bổ sung chỉnh sửa hồ sơ nếu có thông báo yêu cầu.
  • Được cấp giấy phép nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ; hoặc bị từ chối bằng văn bản có nêu rõ lý do. 

4. Các lưu ý  nào cần thiết khi chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế?

Các tài liệu trong hồ sơ nhập khẩu được in rõ ràng, sắp xếp theo thứ tự nêu trên và có phân cách giữa các tài liệu, có trang bìa và danh mục tài liệu.

Hồ sơ nhập khẩu gồm nhiều chủng loại phải cung cấp đầy đủ tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại, catalogue của từng chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu.

Đối với giấy chứng nhận lưu hành tự do trong hồ sơ nhập khẩu thiết bị y tế:

+ Nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực; nếu nộp bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc bản sao có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu;

+ Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do do cơ quan nước ngoài cấp thì phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Nếu ngôn ngữ sử dụng trong giấy chứng nhận lưu hành tự do không sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt; Phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP trừ trường hợp Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của các nước có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam.

+ Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu không ghi rõ thời hạn hết hiệu lực thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng, kể từ ngày cấp.

Đối với giấy chứng nhận ISO trong hồ sơ nhập khẩu thiết bị y tế:

Nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực nếu nộp bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc bản sao có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu thì phải cung cấp bổ sung thông tin tra cứu liên quan đến giấy chứng nhận ISO của tổ chức cấp giấy chứng nhận ISO để đối chiếu.

Đối với giấy ủy quyền:

+ Nộp bản chính hoặc bản sao có công chứng nếu nộp bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc bản sao có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu;

+ Trường hợp giấy ủy quyền do cơ quan nước ngoài cấp thì phải đáp ứng các yêu cầu sau: Nếu ngôn ngữ sử dụng trong giấy ủy quyền không sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt; Được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, trừ trường hợp Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của các nước có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam.

Đối với Catalogue miêu tả các chức năng, thông số kỹ thuật

Nộp bản chính hoặc bản sao có công chứng nếu nộp bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc bản sao có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

Những thông tin trên mà Khovansec đã chia sẻ về hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn, chúc bạn xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế thành công và nhanh chóng để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhé!. 

[Chi tiết] Thủ tục nhập khẩu máy in vào thị trường Việt Nam hiện nay

thu-tuc-nhap-khau-may-in-3

Doanh nghiệp của bạn cần có dự định nhập khẩu máy in để kinh doanh. Tuy nhiên bạn còn những thắc mắc chưa hiểu cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Cách thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Khovansec sẽ thông tin giúp bạn hiểu rõ các thắc mắc trên về thủ tục nhập khẩu máy in vào thị trường Việt Nam hiện nay.  

thu-tuc-nhap-khau-may-in-1

1. Điều kiện nhập khẩu máy in theo pháp luật:

Máy in là loại hàng hoá không có tên trong danh sách hạn chế nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện các thủ tục như làm chứng nhận hợp quy hay kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục nhập khẩu máy in. 

Các đơn vị được phép thực hiện hoạt động nhật khẩu máy in bao gồm:

  • Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng, thiết bị in ấn theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Các cơ sở in ấn.
  • Các tổ chức, cơ quan đã có tư cách pháp nhận được sử dụng thiết bị in ấn nhằm mục đích phục vụ công việc nội bộ. 

Nghị định số 25/2018/ND-CP đã quy định rõ các doanh nghiệp có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu máy in như những loại hàng hoá khác. Đối với một số loại đặc biệt, sẽ yêu cầu xin giấy phép nhập khẩu. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần xuất trình đẩy đủ đăng ký kinh doanh hợp pháp của đơn vị mình mà thôi. 

2. Danh mục máy in phải xin giấy phép nhập khẩu máy in:

Đối chiếu Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và Thông tư số 16/2015/TT-BTTT, căn cứ vào công nghệ in, chúng ta sẽ phân loại các dòng máy in cần xin giấy phép nhập khẩu. Cụ thể, các dòng máy in phải xin giấy phép đó là:

  • Máy in ống đồng, offset, letterpress, flexo.
  • Máy in có tích hợp chức năng photocopy màu tài liệu, máy photocopy màu. 
  • Máy in có sử dụng các công nghệ kỹ thuật số. Điển hình có thể kể đến như máy in phun đạt hiệu suất làm viêc từ 50 tờ A4 mỗi phút, máy in laser. 

Còn đối với các dòng máy in khác như máy in lưới hay máy in nhiệt, doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu. 

thu-tuc-nhap-khau-may-in-3

3. Danh sách mã Hs code các loại máy in hiện nay:

Để có thể biết được loại máy in đang muốn nhập khẩu được phép hay không khi nhập khẩu thì nên tìm hiểu mã HS code của loại máy in như sau:

  • 8443: Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in của nhóm.
  • 8442; máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng.
  • 84431100: Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác  
  • 84.42: Máy in offset, in cuộn
  • 84431200: Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (sử dụng giấy với kích thước giấy một chiều không quá 22cm và chiều kia không quá 36 cm).
  • 84431300: Máy in offset khác.
  • 84431400: Máy in nổi, in cuộn, trừ loại máy in nổi bằng khuôn mềm.
  • 84431500: Máy in nổi, trừ loại in cuộn, trừ loại máy in nổi bằng khuôn mềm.
  • 84431600: Máy in nổi bằng khuôn mềm.
  • 84431700: Máy in ảnh trên bản kẽm.
  • 84431900: Loại khác
  • 844331: Máy in khác, máy copy và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; máy kết hợp hai hoặc nhiều chức năng in, copy hoặc fax, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng.
  • 84433110: Máy in copy, in bằng công nghệ in phun.
  • 84433120: Máy in copy, in bằng công nghệ laser.
  • 84433130: Máy in copy fax kết hợp. 
  • 84433190: Loại khác
  • 844332: Loại khác, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng.
  • 84433210: Máy in kim
  • 84433220: Máy in phun
  •  84433230: Máy in laser
  • 84433240: Máy fax
  • 84433250: Máy in kiểu lưới dùng để sản xuất các tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in.
  • 84433260: Máy vẽ ( Plotters)
  • 84433290: Loại khác
  • 844339: Loại khác:
  • 84433911: Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc trực tiếp lên bản sao (quá trình tái tạo trực tiếp): Loại màu
  • 84433919: Loại khác
  • 84433920: Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc lên bản sao thông qua bước trung gian (quá trình tái tạo gián tiếp), hoạt động thông qua việc mã hóa dữ liệu gốc.
  • 84433930: Máy photocopy khác kết hợp hệ thống quang học.
  • 84433940: Máy in phun
  • 84433990: Loại khác
  • 84439100: Bộ phận và phụ kiện:Bộ phận và phụ kiện của máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác của nhóm.
  • 8442: Loại khác:
  • 84439910: Máy in kiểu lưới dùng để sản xuất tấm mạch in hay tấm mạch dây in.
  • 84439920: Hộp mực in đã có mực in.
  • 84439930: Bộ phận cung cấp và phân loại giấy.
  • 84439990: Loại khác

4. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in:

Đối với các loại máy in bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành theo trình tự sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị xin giấy nhập khẩu máy in bao gồm: 

  • Catalogue của từng loại máy in.
  • Đơn đề nghị được cấp giấy phép nhập khẩu máy in của doanh nghiệp căn cứ vào mẫu số 4 thuộc phụ lục của nghị định số 25/2018/NĐ-CP đã được ban hành. 
  • Giấy đăng ký kinh doanh (nộp bản sao).

Bài viết liên quan: Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng

thu-tuc-nhap-khau-may-in-4

5. Thủ tục nhập khẩu máy in vào thị trường Việt Nam hiện nay: 

5.1 Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy in:

Sau khi đã xin thành công giấy phép nhập khẩu, các đơn vị sẽ tiến hành nộp giấy phép cho cơ quan hải quan. Sau đó, chuẩn bị một bộ hồ sơ để trình lên hải quan, mục đích là làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Hồ sơ bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán.
  • Invoice (Hoá đơn thương mại).
  • Packing List (Bản kê hàng hoá).
  • Bill of landing (Vận đơn của lô hàng).
  • C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của lô hàng).

Đối với thủ tục làm hồ sơ hải quan, doanh nghiệp cần lên và trình tờ khai hải quan, hoàn thành nghĩ vụ đóng thuế nhập khẩu. Trong trường hợp lô hàng bị phân vào luồng đỏ thì doanh nghiệp cần kiểm hàng. 

5.2 Các bước làm thủ tục nhập khẩu máy in: 

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đã nêu trên.

– Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in.

Tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu máy in nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông. 

– Bước 3: Chờ phản hồi từ cơ quan Chính phủ: 

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in (kết quả như mẫu dưới đây); trường hợp không cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 4: Nộp hồ sơ thông quan hàng hóa cho hải quan.

Sau khi được cấp giấy phép, bạn nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục là có thể thông quan lô hàng máy in nhập khẩu.

Căn cứ vào các thông tin trên bộ chứng từ, lập tờ khai hải quan theo mẫu và phụ lục tờ khai (nếu có).

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể kê khai thông tin thông qua hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.

Sau khi hoàn thành thì nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan. Khi hoàn thành, sẽ phân luồng tờ khai để kiểm tra thực tế lô hàng theo mức độ. Doanh nghiệp sẽ nộp các khoản phí và lệ phí liên quan để hoàn thành việc thông quan hàng hoá nhập khẩu. 

Trên đây là các thông tin cần thiết khi thực hiện các thủ tục nhập khẩu máy in vào thị trường Việt Nam. Mong bài chia sẻ của Khovansec sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn thực hiện việc nhập khẩu máy in suôn sẻ nhé.  Nếu bạn cần không gian để lưu trữ máy in hãy gọi ngay cho Khovansec qua 0921.19.19.19 để được tư vấn chi tiết nhất.  

Những lưu ý khi nhập khẩu máy móc cũ, đã qua sử dụng

nhap-khau-may-moc-cu-2

Máy móc cũ đã qua sử dụng là giải pháp phù hợp dành cho các doanh nghiệp sản xuất khởi nghiệp kinh doanh hoặc mở rộng xưởng, nâng cao năng lực sản xuất trong mức kinh phí vừa phải. Tuy nhiên việc nhập khẩu máy móc cũ cũng có thể có những tiềm tàng rủi ro có thể xảy ra. Khovansec xin chia sẻ những lưu ý khi nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng để quý doanh nghiệp tham khảo. Nhằm giúp quá trình khi nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng được suôn sẻ.

Để quá trình nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng một cách suôn sẻ và tránh xảy ra rủi ro xấu nào, quý khách nên tham khảo một số lưu ý sau đây.

1. Xác định mục đích nhập khẩu máy móc thiết bị cũ đã qua sử dụng:

Khi nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng, các bạn cần xác định mục đích nhập khẩu là dùng để kinh doanh thương mại hay là phục vụ dự án đầu tư. Việc xác định được mục đích nhập khẩu máy móc thiết bị cũ sẽ giúp cho khoanh vùng lựa chọn được loại máy móc phù hợp để đem lại hiệu quả nhất định đối với nhu cầu sử dụng. 

nhap-khau-may-moc-cu-1

2. Xác định loại máy móc thiết bị, model, năm sản xuất máy móc. 

 Mỗi loại máy móc tương ứng với mỗi công dụng nhất định. Vì là máy móc cũ nên hãy xem xét thật kỹ năm sản xuất là năm nào. Theo quy định thì năm sản xuất của máy móc cũ đã qua sử dụng như sau: 

  • Tuổi của máy móc thiết bị cũ đã qua sử dụng không vượt quá 10 năm. Căn cứ vào quyết định chủ trương đầu tư và danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong dự án đầu tư, kiểm tra xem có mặt hàng máy móc định nhập khẩu nào nằm trong danh mục hay không và không vượt quá 10 năm.
  • Trong trường hợp máy móc thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị trên 10 năm thì không được phép nhập khẩu, trừ trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng để thực hiện dự án đầu tư và máy móc đó thuộc danh mục thiết bị qua sử dụng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong hồ sơ dự án đầu tư.

nhap-khau-may-moc-cu-3

3. Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu máy móc cũ, đã qua sử dụng:

Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng cần chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ các chứng từ sau bao gồm: 

  • Hồ sơ nhập khẩu theo quy đinh của Luật Hải quan: hoá đơn thương mại, bảng kê khai hàng hoá, hợp đồng,  danh mục. 
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc, có nêu rõ năm sản xuất và tiêu chuẩn của thiết bị, máy móc. 
  • Nếu như trong trường hợp máy móc đã có số tuổi vượt mức quy định nhưng vẫn có hiệu suất trên 85% thì doanh nghiệp cần nộp thêm văn bản chấp thuận việc nhập khẩu máy móc cũ của Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện mới nhất 2021

4. Giám định máy móc cũ đã qua sử dụng khi làm thủ tục nhập khẩu:

Quý doanh nghiệp lưu ý, đối với việc làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, chứng thư giám định máy móc và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải có các nội dung cơ bản sau:

  • Tên đầy đủ của thiết bị, số hiệu của thiết bị, chủng loại,..
  • Năm sản xuất máy móc.
  • Thời gian, địa điểm tiến hành công tác giám định.
  • Tình trạng của máy móc tại thời điểm làm giám định.
  • Phương pháp tiến hành giám định, quy trình giám định.
  • Tên gọi và số hiệu của qy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia. 

Trong thời gian chờ kết quả giám định máy móc thiết bị, để tránh phí lưu container và lưu bãi, doanh nghiệp nên làm bản chính Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

nhap-khau-may-moc-cu-2

Kết quả giám định thường có trong thời gian 30 ngày làm việc. Sau khi có chứng thư giám định, doanh nghiệp nộp lại cho Hải quan – đội thủ tục kiểm hóa – để đối chiếu với kết quả doanh nghiệp đã khai báo. Cơ quan hải quan chỉ thông quan khi thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng đủ yêu cầu tại Điều 6, Điều 7 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN.

Trường hợp kết quả giám định thiết bị không đáp ứng được yêu cầu giám định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 6 của thông tư số 23/2015/TT-BKHCN, cơ quan Hải quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định tại Điều 14 Thông tư Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN.

5. Mức thuế phải đóng khi nhập khẩu máy móc cũ, đã qua sử dụng:

Khi nhập khẩu máy móc cũ về Việt Nam,  người nhập khẩu cần nộp đầy đủ các loại thuế quy định như thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng của máy móc cũ là 10%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi của máy móc cũ thì tùy vào mã hs code của máy móc sẽ có mức thuế đóng tương ứng 

Nếu trong trường hợp máy móc cũ được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

nhap-khau-may-moc-cu-5

6. Một số lưu ý khác khi nhập khẩu máy móc cũ, đã qua sử dụng: 

  • Không cho làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà nước xuất khẩu là Trung quốc đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 
  • Không nên nhập khẩu máy móc cũ đã sử dụng quá thời hạn sản xuất trên 10 điều này sẽ giúp doanh nghiệp bạn tránh chọn nhầm những loại máy móc không còn vận hành được. 
  • Hãy khai báo đầy đủ các thông tin về tên hàng, chủng loại, nhãn mác, chất lượng, model, ký mã hiệu, năm sản xuất, nước xuất xứ, (trường hợp dập lại số khung, nhãn mác máy là xác định nhé)
  • Máy móc cũ, thiết bị cũ, dây chuyền đã qua sử dụng mang về bảo quản sẽ được niêm phong hải quan. Khi xuất trình chứng thư giám định phải có xác nhận của bên Giám định là hàng còn nguyên seal HQ.

Với những thông tin chia sẻ trên của Khovansec về những lưu ý khi nhập khẩu máy móc cũ, đã qua sử dụng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Bạn có thể theo dõi Khovansec để tham khảo các bài viết bổ ích khác về lĩnh vực xuất nhập khẩu một cách chi tiết và đầy đủ thông tin nhất.  

[Chi tiết] Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm mới nhất năm 2021

thu-tuc-nhap-khau-my-pham-3

Hiện nay nhu cầu làm đẹp ngày càng được ưa chuộng, không chỉ riêng nữ giới làm đẹp mà nam giới cũng rất quan tâm bằng việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm làm việc làm đẹp.  Nắm bắt được nhu cầu này nhiều doanh nghiệp muốn nhập khẩu mỹ phẩm để kinh doanh, buôn bán. Nhưng còn thắc mắc thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm như thế nào? Sau đây Khovansec sẽ giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới đây. 

1. Mỹ phẩm là gì? 

Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng trên những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi…Mục đích chính là để làm sạch, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt…

Những sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu thông dụng hiện nay bao gồm: son môi, phấn mắt, kem dưỡng da, mặt nạ, serum, bộ sản phẩm chăm sóc da…

thu-tuc-nhap-khau-my-pham-1

2. Mã HS code và thuế nhập khẩu mỹ phẩm:

Bạn muốn thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm diễn ra nhanh chóng và chính xác, đầu tiên cần xác định mã số HS code của mặt hàng. Việc để xác định một mã HS của một mặt hàng dựa vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu.

Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Từ kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu. Một số mã HS code sản phẩm mỹ phẩm thông dụng và thuế như sau:

Sữa tắm:

  • Mã Hs code của sữa tắm là 34013000.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 27%.
  • Thuế nhập khẩu sữa tắm từ Hàn Quốc, dùng C/O form  AK hoặc VK là 20%.
  • Thuế nhập khẩu sữa tắm từ các nước ASEAN ( Thái Lan, Malaysia,…) dùng C/O form D là 0%.
  • Thuế nhập khẩu sữa tắm từ Trung Quốc dùng C/O form là 0%.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

Dầu gội đầu: 

  • Mã Hs code của dầu gội đầu: 33051090.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 15%.
  • Thuế nhập khẩu dầu gội đầu từ Hàn Quốc, dùng C/O form AK hoặc VK là 0%.
  • Thuế nhập khẩu dầu gội đầu từ các nước ASEAN ( Thái Lan, Malaysia,…) , dùng C/O form D là 0%.
  • Thuế nhập khẩu dầu gội đầu từ Trung Quốc dùng C/O form là 0%
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

Sữa rửa mặt:

  • Mã Hs code của sữa rửa mặt: 33049930
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%.
  • Thuế nhập khẩu sữa rửa mặt từ Hàn Quốc, dùng C/O form AK  là 20%, dùng form VK là 10%.
  • Thuế nhập khẩu sữa rửa mặt từ các nước ASEAN ( Thái Lan, Malaysia,…), dùng C/O form D là 0%.
  • Thuế nhập khẩu sữa rửa mặt từ Trung Quốc dùng C/O form E là 0%.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%.

Sữa dưỡng thể: 

  • Mã Hs code của sữa dưỡng thể: 33049930.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%.
  • Thuế nhập khẩu sữa dưỡng thể từ Hàn Quốc, dùng C/O form AK  là 20%, dùng form VK là 10%.
  • Thuế nhập khẩu sữa dưỡng thể từ các nước ASEAN ( Thái Lan, Malaysia,…), dùng C/O form D là 0%.
  • Thuế nhập khẩu sữa dưỡng thể từ Trung Quốc dùng C/O form E là 0%.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%.

Kem dưỡng da: 

  • Mã Hs code của kem dưỡng da: 33049930.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%.
  • Thuế nhập khẩu kem dưỡng da từ Hàn Quốc, dùng C/O form AK  là 20%, dùng form VK là 10%.
  • Thuế nhập khẩu kem dưỡng da từ các nước ASEAN ( Thái Lan, Malaysia,…), sử dụng C/O FORM D là 0%.
  • Thuế nhập khẩu kem dưỡng da từ Trung Quốc sử dụng C/O FORM E là 0%.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%.

Son, son môi: 

  • Mã Hs code của son, son môi: 33041000.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%.
  • Thuế nhập khẩu son môi từ Hàn Quốc, dùng C/O form AK  là 20%, dùng form VK là 20%.
  • Thuế nhập khẩu son môi từ các nước ASEAN ( Thái Lan, Malaysia,…), dùng C/O form D là 0%.
  • Thuế nhập khẩu son môi từ Trung Quốc sử dụng C/O FORM E là 0%.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%.

Mặt nạ dưỡng da:

  • Mã Hs code của mặt nạ dưỡng da: 33049990.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%.
  • Thuế nhập khẩu mặt nạ dưỡng da từ Hàn Quốc, dùng C/O form AK  là 20%, dùng form VK là 10%.
  • Thuế nhập khẩu mặt nạ dưỡng da từ các nước ASEAN ( Thái Lan, Malaysia,…), sử dụng C/O FORM D là 0%.
  • Thuế nhập khẩu mặt nạ dưỡng da từ Trung Quốc sử dụng C/O FORM E là 0%.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%.

Thuốc nhuộm tóc: 

  • Mã Hs code của màu nhuộm tóc: 33059000.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%.
  • Thuế nhập khẩu màu nhuộm tóc từ Hàn Quốc,dùng C/O form AK  là 20%, dùng form VK là 10%.
  • Thuế nhập khẩu màu nhuộm tóc từ các nước ASEAN ( Thái Lan, Malaysia,…), sử dụng C/O FORM D là 0%.
  • Thuế nhập khẩu màu nhuộm tóc từ Trung Quốc sử dụng C/O FORM E là 0%.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) : 10%.

3. Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm mới nhất năm 2021:

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm trước tiên cần phải thực hiện việc công bố mỹ phẩm nhập khẩu trước khi đưa ra mỹ phẩm ra thị trường tại một trong 3 cơ quan là Cục quản lý dược – Bộ y tế; Sở y tế tỉnh/ thành phố; Ban Quản lý Khu kinh tế. Cần chuẩn bị hồ sơ sau đây để xin công bố mỹ phẩm sau đây.

3.1 Hồ sơ xin công bố mỹ phẩm: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có ký đóng dấu của doanh nghiệp): (bản sao chứng thực). 
  • Bảng thành phần (COA).
  • Phiếu công bố mỹ phẩm: (2 bản cứng) kèm dữ liệu công bố.
  • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất (LOA).
  • Giấy chứng nhận lưu hàng tự do ( CFS) – cần có dấu hợp pháp hóa Lãnh sự.

thu-tuc-nhap-khau-my-pham-5

3.2 Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm:

Để làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm cần chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục hải quan bao gồm: 

  • Hoá đơn thương mại (Invoice): Bản chụp (ký, đóng dấu, chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính).
  • Bảng kê khai hàng hóa (packing list): Bản chụp (ký, đóng dấu, chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính).
  • Bill (Vận đơn): Original bill, hoặc telex bill, surrender bill (bản chụp).
  • Hóa đơn cước biển và Hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái: trong trường hợp mua giá FOB.
  • Hóa đơn phụ phí tại cảng xuất: Trường hợp mua giá Exw.
  • Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm: Bản chụp, trường hợp công bố làm từ tháng 1/2016.

Các trường hợp công bố từ năm 2012, 2013, Doanh nghiệp cần xuất trình phiếu công bố mỹ phẩm gốc và bản chụp để cán bộ hải quan kiểm tra tính xác thực của hồ sơ.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mới nhất 2021

4. Nơi nộp hồ sơ và thời gian giải quyết thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm: 

– Nơi nộp hồ sơ thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm:

  • Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.
  •  Cơ quan Hải quan.

– Thời hạn giải quyết thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm: 

  • Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố, Cục Quản lý dược ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
  •  Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung hồ sơ (trường hợp hồ sơ công bố chưa hợp lệ).

Lưu ý: Trên thực tế, thời gian giải quyết này có thể kéo dài hơn (khoảng 01 tháng) so với quy định của pháp luật vì tính chất cũng như số lượng công việc cần giải quyết.

thu-tuc-nhap-khau-my-pham-4

5. Các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm: 

  • Công bố mỹ phẩm là điều kiện bắt buộc với các mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu về Việt Nam.
  • Thành phần của sản phẩm thay đổi theo tháng năm. Nên trước mỗi lô hàng mới, doanh nghiệp cần kiểm tra lại thành phần sản phẩm có thay đổi không? Nếu có sự thay đổi, cần làm công bố mỹ phẩm mới cho sản phẩm.
  • Khi nhập khẩu, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT:Thuế VAT của mỹ phẩm là 10%; Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mỹ phẩm hiện hành là dao động từ 10% đến 27%.
  • Thống kê mỹ phẩm làm đẹp là điều kiện kèm theo bắt buộc với các dòng sản phẩm làm đẹp khi nhập khẩu.

Trên đây là chi tiết thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm mới nhất năm 2021 và một số thông liên quan về sản phẩm mỹ phẩm. Hy vọng qua bài viết của Khovansec bạn đã nắm rõ và sẽ thực hiện thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm suôn sẻ nhé.  

[Chi tiết 4 bước] Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu dây cáp điện

day-cap-dien-1

Dây cáp điện là một mặt hàng thiết yếu được sử dụng nhiều trong đời sống. Hiểu được nhu cầu sử dụng cao như vậy không ít doanh nghiệp quyết định vào việc nhập khẩu dây cáp điện để phân phối và kinh doanh mặt hàng này.

Tuy nhiên vì tính chất của loại hàng này này rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã nên khi nhập khẩu cần tìm hiểu rất kỹ càng. Một trong những việc khi các doanh nghiệp muốn nhập khẩu mặt hàng này đó là phải tìm hiểu và nắm rõ được thủ tục nhập khẩu dây cáp điện.

Bài viết dưới đây của Khovansec sẽ cung cấp đến bạn 4 bước chi tiết để thực hiện thủ tục nhập khẩu dây cáp điện mà bạn có thể tham khảo sau đây. 

day-cap-dien-2

1. Điều kiện nhập khẩu dây cáp điện:

  • Dây cáp điện không thuộc danh mục cấm kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Đối với dây cáp điện sử dụng trong lĩnh vực GTVT thì chịu sự quản lý của Bộ GTVT, hàng hóa nhập khẩu về phải làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng theo các quy chuẩn sau: QCVN 21:2015/BGTVT, QCVN 64:2015/BGTVT, QCVN 48:2012/BGTVT, Bổ sung sửa đổi lần 1-2017 QCVN 49:2012/BGTVT, QCVN 70:2014/BGTVT Sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT(quy định trong Thông tư 41/2018/TT-BGTVT).

Đối với dây cáp điện không sử dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải thì được chia làm 2 nhóm:

  • Nhóm 1: Phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 4:2009/BKHCN (quy định tại Quyết định 3810/QĐ-BKHCN) đối với mặt hàng cáp điện bọc nhựa PVC và điện áp từ 50V-1000V)
  • Nhóm 2: Không phải kiểm tra chất lượng đối với dây cáp điện có đầu nối, và có điện áp nằm ngoài khoảng 50V-1000V (nghĩa là điện áp dưới 50V và trên 1000V). 

Doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan; điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng thì sẽ được thông quan hàng hóa mà không phải nộp kết quả kiểm tra chất lượng cho hải quan.

Xem thêm: Nhập khẩu là gì? Các vấn đề liên quan đến nhập khẩu

nhap-khau-day-cap-dien-3

2. Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu dây cáp điện:

Bước 1 : Lên tờ khai hải quan 

Lên tờ khai hải quan là bước đầu tiên để thực hiện thủ tục nhập khẩu dây cáp điện. Để làm tờ khai hải quan cần chuẩn bị một số chứng từ như sau:

  • Hợp đồng (Contract): 01 bản sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp
  • Hoá đơn (Invoice): 01 bản sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp
  • Bảng kê khai hàng hóa (Packing list) : 01 bản sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp
  • Vận đơn (Bill of lading): 01 bản sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp
  • Giấy giới thiệu : 02 bản
  • Giấy chứng nhận hợp quy theo năm : 01 bản sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp ( nếu bạn có hợp quy theo năm, nếu ko có thì thôi )
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) : bản gốc hoặc 01 bản sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp đối với C/O điện tử

Bước 2: Đăng ký kiểm tra Nhà nước tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Việc đăng ký kiểm tra Nhà nước tại chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng dây cáp điện ra bước quan trọng giúp cho hàng hoá được kiểm tra chất lượng trước khi được nhập khẩu tránh hàng hóa không đạt tiêu chuẩn. Để đăng ký kiểm tra tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng có thể thực hiện một trong hai cách sau đây:

– Cách 1 : Đăng ký qua cổng thông tin 1 cửa Quốc gia.

  • Bạn mở tài khoản tại : https://vnsw.gov.vn/, khi có tài khoản bạn đăng nhập  và thực hiện nhấn chuột vào menu “BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ”. Chọn “KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU”.
  • Thực hiện các hướng dẫn trên trang web.
  • Nếu xin miễn kiểm nhớ áp thêm công văn xin miễn kiểm.
  • Bạn nhớ đăng ký Trung tâm sẽ kiểm định lô hàng này trên cổng 1 cửa luôn.
  • Thời gian phản hồi từ khi nộp hồ sơ: từ 2-3 tiếng.

Nếu chấp nhận hồ sơ thì đã hoàn thành. Nếu yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi bạn làm theo chỉ dẫn nhé. Việc yêu cầu sửa đổi quá khó hiểu hoặc không thực hiện được bạn có thể gọi điện lên Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng để được hướng dẫn.

nhap-khau-day-cap-dien-4

– Cách 2 : Đăng ký hồ sơ giấy tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

Tại thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp ở : Số 263 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hồ sơ gồm :

  • Mẫu Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” (Mẫu 1 của Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018) : 3 bản
  • Tờ khai hải quan : 01 bản tờ khai hải quan phân luồng – Sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp.
  • Hợp đồng : 01 bản sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp
  • Hoá đơn : 01 bản sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp
  • Bảng kê khai hàng hóa: 01 bản sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp
  • Vận đơn : 01 bản sao y đóng dấu công ty và ký tên sếp
  • Giấy giới thiệu : 02 bản
  • Công văn xin miễn kiểm : 1 bản
  • Mục lục sản phẩm : 01 bản (nếu có).

Bước 3: Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện – nộp hồ sơ cho hải quan.

Khi đã hoàn thành tất cả việc lên tờ khai và kiểm tra chất lượng hàng hóa hợp quy tại Chi cục kiểm tra thì tiến hành nộp hồ sơ tại hải quan để làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện. Được thực hiện như sau: 

  •  Nộp bộ chứng từ chuẩn bị bên trên kèm một bộ Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng cho hải quan.
  • Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan sẽ cho thông quan nếu hồ sơ hợp lệ. 

Bước 4 : Đưa hàng về kho và báo bên kiểm định lấy mẫu. 

Khi đã đưa hàng về kho để đảm bảo dây cáp điện chất lượng khi nhập khẩu thì tiến hành test mẫu hàng tại Trung tâm kiểm định 3 để đăng ký test mẫu và cấp chứng nhận. Hồ sơ, chi phí, thời gian khi bạn liên hệ Trung tâm kiểm định sẽ báo cho bạn cụ thể. Bạn đăng ký online trên cổng một cửa Quốc gia

Trên đây là thủ tục nhập khẩu dây cáp điện theo quy định mới nhất, Khovansec đã tập hợp dựng bài viết dựa trên kinh nghiệm lưu kho mặt hàng này cho những khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn. Trong trường hợp nhập hàng về cần thuê kho lưu trữ hàng hóa chờ phân phối, quý khách có thể liên hệ với Khovansec để nhận được mức giá thuê kho ưu đãi. Số hotline của chúng tôi 0921.19.19.19 luôn sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi 24/24. 

[Hướng dẫn] Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mới nhất 2021

nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang-3

Hiện nay thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế phát triển thì nhu cầu lưu thông các mặt hàng thực phẩm chức năng lại càng lớn. Tuy nhiên, khâu làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng không phải là dễ dàng. Ở bài viết sau đây, Khovansec sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. 

1. Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng tên tiếng anh là (Functional Foods) được làm chủ yếu bởi các nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng dinh dưỡng, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tạo tinh thần thoải mái như: ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc với những người có tình trạng mất ngủ lâu năm, tình trạng chóng mặt, đau dạ dày… Bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cân bằng và bảo đảm dưỡng chất cho cơ thể.

nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang-4

2. Các mã HS code của thực phẩm chức năng thông dụng nhất hiện nay:

Cũng như các mặt hàng khác thì thực phẩm chức năng có mã HS code riêng như sau:

  • 21069071: Mã HS code của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, được chiết xuất từ sâm.
  • 21069072: Thực phẩm chức năng khác.
  • 21069073: Mã HS code của hỗn hợp vi chất bổ sung vào thực phẩm.
  • 21069081: mã HS code của các loại chế phẩm dùng cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thiếu lactaza. 
  • 26019091: Mã HS code của hỗn hợp các hoá chất với thực phẩm hoặc các chất khác dùng để chế biến thực phẩm.
  • 21069095: Mã HS code của seri kaya.
  • 21069096: Mã HS code của các sản phẩm y tế khác.
  • 21069098: Mã HS code của các loại chế phẩm hương liệu khác.

thuc-pham-chuc-nang-1

3. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng:

Để làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng trước hết bạn sẽ cần có công bố thực phẩm với Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Việc công bố nên thực hiện trước khi hàng về. Theo đó, quý doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp về lĩnh vực thực phẩm chức năng, đã được chứng nhận pháp nhân đối với các cá nhân, tổ chức.

– Chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi nước xuất khẩu lô hàng, đồng thời phải có hợp pháp hoá lãnh sự Việt Nam tại quốc gia đó.

– Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm: đây là tài liệu khoa học được cấp bởi một cơ quan uy tín nào đó, nói rõ về công dụng của sản phẩm,  không phải là bản Catalogue giới thiệu về sản phẩm đó. Tất nhiên, cơ quan nào cấp thì phải có xác nhận rõ ràng.

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm: là kết quả kiểm nghiệm được các cơ quan co thảm quyền ở Việt Nam cấp. Thông thường, quý doanh nghiệp sẽ phải nhập 1 lô hàng mẫu về thực phẩm chức năng sau đó sẽ xin xác nhận lấy mẫu đi kiểm nghiệm.

– Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi lô hàng về tới nơi.

nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang-3

4. Các bước thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng:

4.1 Hồ sơ nhập khẩu thực phẩm chức năng:

  • Hóa đơn thương mại hay còn gọi là Commercial Invoice.
  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại hay còn gọi là Sales Contract.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa hay còn gọi là Packing List.
  • Vận đơn đường biển hay còn gọi là Bill of Lading.
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hay còn gọi là C/O (nếu có).
  • Công bố thực phẩm chức năng.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế mới nhất 2021

4.2  Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng: 

  • Bước 1: Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành đăng ký kiểm tra vệ sinh ATTP tại cơ quan có thẩm quyền như: Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia, trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng. 
  • Bước 2: Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ thực hiện khai và truyền tờ khai hải quan có đính kèm giấy đăng ký đã được phê duyệt.
  • Bước 3: Kế đến, doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan và xin phép mang về kho để bảo quản.
  • Bước 4: Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra kho và tiến hành lấy mẫu về để kiểm tra.
  • Bước 5: Cuối cùng, sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra và đạt kết quả chuẩn. Doanh nghiệp sẽ phải nạp bổ sung kết quả cho cơ quan Hải quan để thông quan lô hàng. Trường hợp không đạt, doanh nghiệp phải thực hiện xuất trả.

nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang-1

5. Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng khi nhập khẩu thực phẩm chức năng: 

Khi nhập khẩu thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần phải nạp đầy đủ thuế nhập khẩu lẫn thuế giá trị gia tăng. Trong đó:

  • Thuế giá trị gia tăng của thực phẩm chức năng sẽ là 10%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thực phẩm chức năng sẽ chia theo các mã HS cụ thể. Nếu mã HS là 2106, thuế nhập khẩu sẽ là 15%. Nếu mã HS là 2202, thuế nhập khẩu là 30%.

Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm chức năng từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Chính phủ Việt Nam.  Doanh nghiệp có thể sẽ nhận được mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt sau:

  • Nếu có C/O form E, thuế suất nhập khẩu ưu đãi doanh nghiệp nhận được là 0%.
  • Nếu nhập từ các nước EVFTA, thuế suất nhập khẩu ưu đãi doanh nghiệp nhận được 22.5%.

Bài viết liên quan: Xuất nhập khẩu là gì? Các vấn đề liên quan đến nhập khẩu

Vậy là Khovansec đã hướng dẫn xong thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mới nhất 2021 cho các bạn đang quan tâm tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn, chúc bạn hoàn thành thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng một cách suôn sẻ và nhanh chóng nhất. 

Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế

xuat-khau-khau-trang-y-te-1

Thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn dịch covid-19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay. Với mặt khẩu trang y tế có khá nhiều loại và kèm theo có là các quy định xuất khẩu tương đối phức tạp. Nhận thấy điều đó Khovansec sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết đến bạn thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế mà các doanh nghiệp kinh doanh cần phải nắm bắt để việc xuất khẩu trở nên suôn sẻ.

xuat-khau-khau-trang-y-te-2

1. Căn cứ pháp lý xuất khẩu khẩu trang y tế:

Tổng cục Hải quan ban hành công văn 2848/TCHQ-GSQL ngày 29/4/2020 hướng dẫn thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế theo Nghị quyết số 60/NQ-CP, theo đó:

  • Việc xuất khẩu mặt hàng khẩu trang và khẩu trang y tế thực hiện theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, người khai hải quan không phải nộp hoặc xuất trình giấy phép xuất khẩu. Cơ quan hải quan tạo mọi thuận lợi cho xuất khẩu, tuân thủ pháp luật về hải quan.
  • Nội dung hướng dẫn tại công văn này thay thế cho các văn bản của Tổng cục Hải quan về hướng dẫn thực hiện Nghị   quyết 20/NQ-CP ngày 28/02/2020 về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.

Do đó từ ngày 29/04/2020, các doanh nghiệp khi xuất khẩu khẩu trang y tế không cần xin Giấy phép xuất khẩu.

2. Bảng mã HS code của mặt hàng khẩu trang y tế.

Hiện nay khẩu trang y tế phân chia thành rất nhiều loại khác nhau.  Mỗi loại sẽ ứng với một mã HS code. Vì vậy trước làm thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu xác định được mã Hs code của lô hàng khẩu trang của mình, để biết các loại khẩu trang đang được chính phủ khuyến khích xuất khẩu và nắm rõ các chính xác về thuế.

  • 63079040: Khẩu trang có kết cấu là dây ràng buộc bằng vải không dệt. Được sử dụng phần lớn trong phẫu thuật. Khẩu trang chuyên dụng trong ngành giải phẫu có cấu tạo 3 lớp sợi carbon, khẩu trang trong ngành phẫu thuật. 
  • 63079069: Khẩu trang lọc bụi.
  • 62149090: Khẩu trang bảo hộ lao động N95, khẩu trang chống bụi.
  • 63079090: Các chủng loại khẩu trang loại khác.

xuat-khau-khau-trang-y-te-4

3. Hồ sơ hải quan thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế. 

Để hoàn thành thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế, các doanh nghiệp cần tiến hành trình hải quan bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Hoá đơn thương mại (Commercial invoice).
  • Bảng kê hàng hóa (Packing list)
  • Hợp đồng mua bán (Sale contract) (nếu có).

Bên cạnh bộ hồ sơ hải quan thông thường, cơ quan hải quan có thể yêu cầu doanh nghiệp xuất trình:

  • Hoá đơn đầu vào (trường hợp người xuất khẩu là công ty thương mại) hoặc phiếu xuất kho (trường hợp người xuất khẩu là đơn vị sản xuất trực tiếp)
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)Phiếu tiếp nhận Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh 

xuat-khau-khau-trang-y-te-1

4. Một vài kinh nghiệm khi chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu khẩu trang:

  • Lưu ý về đơn vị tính: Ngày 05/02/2020, Tổng cục hải quan ban hành công văn 676/TCHQ-GSQL về việc triển khai phòng chống dịch cúm Corona, theo đó, khi khai hải quan cần khai đơn vị tính của khẩu trang là PCE (chiếc/cái). Trường hợp khai báo theo đơn vị tính không đúng như hướng dẫn thì sẽ phải quy đổi, sửa đổi sang đơn vị tính đã được quy định.
  • Lưu ý về tem mác xuất khẩu: 
  • Tem mác trên sản phẩm phải thể hiện đầy đủ các thông tin như: Tên hàng, kiểu loại, nhãn hiệu, nhà sản xuất, xuất xứ, quy cách đóng gói…Tuy nhiên mỗi nước nhập khẩu có quy chuẩn riêng về tem mác, doanh nghiệp xuất khẩu nên kiểm tra những yêu cầu về tem mác trước khi xuất hàng sang quốc gia đó.
  • Tem mác trên bao bì đóng gói: cần phải thể hiện rõ và chi tiết các thông tin theo đúng quy định trên bao bì.
  • Lưu ý về các giấy chứng nhận chất lượng theo yêu cầu của nước nhập khẩu:
  • Giấy chứng nhận chất lượng theo TCVN.
  • Chứng nhận FDA áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu sang  thị trường Mỹ.
  • Chứng nhận CE áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế mới nhất mà Khovansec gửi đến bạn đọc. Mong rằng bạn viết sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần nơi lưu trữ khẩu trang trước khi xuất khẩu hãy liên hệ ngay cho Khovansec, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê kho để lưu giữ hàng hoá với mức giá ưu đãi nhất.  

Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh

hat-nhua-nguyen-sinh-4

Ngày nay, bạn có thể thường thấy bất cứ đâu từ các vật dụng cơ bản trong nhà hay các thiết bị máy móc kỹ thuật,… đều cấu tạo từ nhựa nguyên sinh. Đi kèm với tính phổ biến của loại chất liệu nhựa là sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào hạt nhựa.

Hiện nay có hai loại hạt nhựa được lựa nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm làm từ nhựa là hạt nhựa nguyên sinh và hạt nhựa tái sinh. Bài viết dưới đây của Khovansec sẽ giới thiệu đến bạn thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh chi tiết.

hat-nhau-nguyen-sinh-4

1. Định nghĩa hạt nhựa nguyên sinh.

Hạt nhựa nguyên sinh là sản phẩm được sinh ra từ các quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ. Hạt nhựa nguyên sinh chưa có sử dụng thường có màu trắng tự nhiên và người ta có thể pha thêm hạt màu tạo màu để sản phẩm có màu sắc như mong muốn

Một số loại hạt nhựa nguyên sinh phổ biến hiện nay:

  • Hạt PP (Polypropylene)
  • Hạt PE (Polyetylen)
  • Hạt ABS (Acrylonitrin)
  • Hạt PET (Polyethylene terephthalate)
  • Hạt PC (Polycarbonate)
  • Hạt PVC (Polyvinyl)
  • Hạt PA ( Polyamit)
  • …..

Hạt nhựa nguyên sinh được dùng sản xuất các mặt hàng có giá trị cao, các sản phẩm có tiêu chuẩn an toàn cao như: vỏ thiết bị y tế, bao bì thực phẩm, dược phẩm, vỏ máy bay, đầu gậy đánh golf…
Các sản phẩm nhựa thông thường như ghế nhựa, cốp pha nhựa, thùng nhựa, các vật dụng gia đình bằng nhựa,…

hat-nhau-nguyen-sinh-1

2. Chính sách quản lý nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh:

Mặt hàng hạt nhựa nguyên sinh không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu có đăng ký quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định nên làm thủ tục nhập khẩu như các hàng hoá thông thường khác.
Khi nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa nguyên sinh thì trước hết đó là mã Hs. Mã Hs của hạt nhựa nguyên sinh thuộc phân chương 1 của chương 39. Có mã Hs thuộc 3901 đến 3914 tùy vào chủng loại.

Xem thêm: Mã Hs là gì? Cách tra cứu mã Hs chuẩn nhất 

hat-nhua-nguyen-sinh-2

3. Quy trình thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh:

Khi làm thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh cần thực hiện theo các bước sau đây:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý

Bộ hồ sơ thủ tục pháp lý liên quan tới việc làm thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh như sau.

  • Hồ sơ pháp lý
  • Hợp đồng thương mại
  • Hoá đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói
  • Vận tải đơn
  • Giấy nhận xuất xứ hàng hoá
  • Tờ khai hải quan
  • Hồ sơ đi kèm:
  • Giấy phép nhập khẩu do Bộ tài nguyên và môi trường cấp
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế ( 01 bản sản đã được chứng thực)
  • Các loại giấy liên quan đến xác nhận bảo vệ môi trường của loại hạt nhựa cần nhập khẩu.
  • Kết quả giám sát chất lượng môi trường của nơi sản xuất trong vòng 6 tháng.

– Bước 2: Nộp hồ sơ và làm thủ tục hải quan nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh với cơ quan hải quan:

Căn cứ vào các chứng từ trên, lập tờ khai hải quan theo mẫu và các phụ lục tờ khai. Khi đã hoàn thành kê khai thông qua hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử người khai nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai.

Nếu đã hoàn thành bước trên cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế về lô hàng để phân luồng hàng hóa, có 3 mức độ phân luồng đó là luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ để có thể thông qua hàng hoá.

  • Đối với phân luồng xanh: bạn chỉ cần cung cấp tờ khai khi nhập khẩu.
  • Đối với phần luồng vàng: bạn cần có hồ sơ giấy phép để phía hải quan kiểm tra.
  • Đối với phần luồng đỏ: Vừa cần hồ sơ giấy để kiểm tra và xem xét hàng thực tế.

– Bước 3: Chờ nhận kết quả:

Khi đã thông quan hải quan xong thì bạn liên hệ trực tiếp với bên vận tải hàng hoá và nhận hàng hóa hạt nguyên sinh về kho hàng của kho để phục vụ cho việc sản xuất.

hat-nhua-nguyen-sinh-3

4. Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh:

Cần xác định loại hạt nhựa nhập khẩu của bạn là hạt nhựa nguyên sinh, tránh nhập khẩu nhầm là hạt nhựa tái sinh. Vì mỗi loại hạt nhựa sẽ có chính sách nhập khẩu khác nhau.

  • Chú ý đến cách đóng gói/kiện để bố trí phương tiện và nhân lực sắp xếp và dỡ hàng phù hợp.
  • Cân nhắc việc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế khi nhập khẩu.
  • Xem xét kỹ nhãn mác hàng hoá có thể hiện đầy đủ thông tin về hàng hoá có đúng và rõ ràng không.
  • Chuẩn bị các giấy tờ cần làm thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh đầy đủ tránh thiếu sót khi làm thủ tục thông quan.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và các lưu ý, hy vọng bài biết sẽ hữu ích cho bạn. Hãy theo dõi Khovansec để tham khảo các bài viết khác bạn nhé!

[Update 2021] Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi – Khovansec

thuc-an-chan-nuoi-4

Trong những năm gần đây thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu nhập khẩu cũng tăng nhanh để phục vụ chế biến, phối trộn thức ăn cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên để nhập khẩu thì doanh nghiệp, cá nhân cần phải nắm bắt rõ các thủ tục nhất định. Vậy thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi như thế nào? Cùng Khovansec tìm hiểu ngay dưới bài viết nhé!

thuc-an-chan-nuoi-4

1. Thức ăn chăn nuôi là gì?

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm thức ăn dùng cho vật nuôi ăn hoặc uống ở dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến và bảo quản. bao gồm các loại như thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống và thức ăn đậm đặc.

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.

Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.

Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.

Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

thuc-an-chan-nuoi-1

2. Điều kiện thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

Đối với thủ tục nhập khẩu thì để thực hiện cần có đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau:

– Điều kiện đối với thức ăn chăn nuôi:

  • Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
  • Phải được sản xuất tại cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Phải có nhãn mác hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định.
  • Đảm bảo chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật đối với thức ăn hỗn hợp.

– Điều kiện đối với cơ sở thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

  • Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
  • Nếu trong trường hợp nhập khẩu thức ăn chưa được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ công nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

3. Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

Để thực hiện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, người nhập khẩu cần phải chuẩn tìm hiểu trước các Nghị định thông tư liên quan thức ăn chăn nuôi trước để hiểu rõ để tránh vi phạm hay không áp dụng quy định khi nhập khẩu.

3.1 Các Nghị định thông tư liên quan thức ăn chăn nuôi:

  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ thì thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Khi nhập khẩu phải có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
  • 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản: Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại.
    Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP
  • Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về bảng mã số HS đối với danh mục các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam (Phụ lục số 21).
  • 76/CN-TĂCN Quy định mới về kiểm tra nhà nước chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 & Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính

thuc-an-chan-nuoi-3

3.2 Hồ sơ để làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Hợp đồng
  • Hoá đơn thương mại
  • Bảng kê khai hàng hóa (Packing list)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận phân tích
  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm dịch…
  • Thông báo hàng đến

Xem thêm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? Quy trình cấp giấy chứng nhận

4. Trình tự thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu phải trải qua 3 bước chính sau đây:

Bước 1: Công bố thông tin thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu):

– Đầu tiên này bạn cần chuẩn bị hồ sơ thực hiện công bố thông tin như sau:

  • Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt quy định.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế.
  • Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất. Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp.

– Tiếp đến là việc cách thức thực hiện:

Đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và thức ăn chăn nuôi đặc biệt thì thực hiện theo thủ tục tự động công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
  • Tổ chức, cá nhân truy cập vào Công thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tự công
  • bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn đặc biệt.
  • Nhận kết quả ngay lúc tại thời điểm đã đăng ký.

thuc-an-chan-nuoi-2

Đối với thức ăn chăn nuôi bổ sung thì thực hiện thủ ông công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

  • Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
  • Tổ chức, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để nộp hồ sơ đề nghị công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung theo quy định.
  • Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân bổ sung để hoàn thiện. (Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thì Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ và công bố thông tin về sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử, nếu không đồng ý thì nêu rõ lý do).

Bước 2: Thủ tục hải quan để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

Hồ sơ để tiến hành thủ tục thông quan

  • Tờ khai hải quan theo mẫu
  • Hóa đơn chứng từ
  • Vận đơn
  • Giấy xác nhận chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
  • Chứng từ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Hoàn thành thủ tục nhận hàng:

Sau khi thực hiện xong hai bước trên bạn đã hoàn thành đăng ký thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Bạn chỉ cần chờ ngày để nhận hàng thức ăn chăn nuôi của mình đã đặt nhập khẩu.

Với những thông tin chia sẻ trên của Khovansec, hy vọng bạn đã nắm bắt được cách làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi một các chi tiết. Chúc bạn có thể hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất.

Giấy chứng nhận xuất xứ là gì? Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-2

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa ngoài thủ tục hải quan thì cần đến một số giấy tờ. Một trong những giấy tờ không thể thiếu đó là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Để hiểu rõ về loại chứng từ này, bạn có thể tham khảo chi tiết qua bài viết của khovansec bên dưới.

1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (trong tiếng anh là Certificate of Origin thường viết tắt C/O) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.

giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-2

2. Phân loại giấy chứng từ xuất xứ hàng hóa (C/O):

Giấy chứng từ xuất xứ hàng hóa được chia thành hai loại chính cụ thể như sau:

  • Giấy chứng từ xuất xứ ưu đãi: là giấy chứng từ xuất xứ cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này.
  • Giấy chứng từ xuất xứ không có ưu đãi: là giấy chứng từ xuất xứ bình thường, xác nhận xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào đó từ một nước nào đó.

3. Mục đích của giấy chứng từ xuất xứ hàng hóa(C/O) :

Cũng như tất cả những giấy chứng nhận khác thì giấy chứng xuất xứ hàng hóa cũng có mục đích riêng của nó nhất định như:

  • Ưu đãi thuế quan: căn cứ C/O sẽ xác định được xuất xứ của hàng hóa từ đó sẽ phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
  • Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Xác định xuất xứ sẽ giúp cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
  • Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường của nước khác, việc xác định xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trên nên khả thi.
  • Xúc tiến thương mại: thu nhập thông tin xuất nhập khẩu hàng hóa để có những chính sách thương mại phù hợp.

giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-1

Tìm hiểu thêm: Vận đơn là gì? Chức năng và tác dụng của vận đơn

4. Đặc điểm của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O):

Từ mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ trên mà giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có các đặc điểm:

– Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hóa tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được xác định xuất khẩu tới nước nhập khẩu khi đã có thông tin người gửi, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hóa, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thấm chí thông tin về phương tiện vận tải. Nếu theo thông lệ quốc tế thì C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu). Trong trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một quy tắc xuất xứ cụ thể, quy tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một quy tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận. Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để có thể nhận biết C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì được quy định về tên hay loại mẫu cụ thể.

5. Nội dung cơ bản của giấy chứng từ xuất xứ hàng hóa :

Một mẫu giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một quy tắc xuất xứ cụ thể tương ứng.
  • Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn…)
  • Tiêu chí về hàng hóa (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hóa, trọng lượng, số lượng, giá trị…)
  • Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.

6. Các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ được áp dụng tại Việt Nam:

  • C/O form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
  • C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi.
  • C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
  • C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN+1).
  • C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.
  • C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN+2).
  • C/O form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ứng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN+3).
  • C/O form VJ: Việt Nam – Nhật Bản.

7. Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam:

7.1 Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ:

Đối với các doanh nghiệp đề nghị cấp C/O lần đầu tiên cần phải thực hiện đăng ký hồ sơ với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

– Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam.

Hồ sơ thương nhân bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân và mẫu con dấu của thương nhân.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( có dấu sao y bản chính).
  • Danh mục cơ sở sản xuất hàng hóa đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có).

– Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
  • Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng.
  • Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu.
  • Bản sao hóa đơn thương mại ( có dấu sao y bản chính).
  • Bản kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc xuất xứ không ưu đãi.
  • Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có dấu sao y bản chính).
  • Bản sao quy trình sản xuất hàng hóa (có dấu sao y bản chính).
  • Bản khai báo xuất xứ của hàng hóa cơ được sản xuất trong nước trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.

– Bước 3: Nộp hồ sơn xin C/O tại cơ quan có thẩm quyền:

  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của bước 2 đã nêu trên, bạn nên thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

7.2 Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ:

– Bước 1: Doanh nghiệp khai báo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ trên hệ thống bao gồm: + Khai báo đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
+ Scan các file kèm dung lượng không quá 10MB)

– Bước 2: Hệ thống tự động cấp số giấy chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp sau khi hoàn thành thực hiện việc đăng ký tại bước 1:

  • Doanh nghiệp tiếp nhận số C/O được cấp.
  • Doanh nghiệp có thể bổ sung hoàn thiện hồ sơ trước khi gửi.

– Bước 3: Doanh nghiệp gửi hồ sơ khi đã hoàn thiện:

– Bước 4: Hệ thống tiếp nhận hồ sơ.

– Bước 5: Chuyên viên có thẩm quyền xem xét hồ sơ có đạt tiêu chuẩn hay không:

  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ: chuyên viên sẽ duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp và thông báo doanh nghiệp nộp phí hay không.
  • Nếu hồ sơ không đầy đủ: chuyên viên không cấp C/O và nếu lý tại sao không cấp và đề nghị doanh nghiệp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

– Bước 6: Cơ quan cấp C/O ký, đóng dấu trên mẫu giấy chứng nhận xuất xứ và trả cho doanh nghiệp . Hồ sơ sẽ được lưu trữ lại trong hệ thống để phục vụ cho những lần cấp giấy chứng nhận xuất xứ các lần tiếp theo.

Trên đây là những thông tin liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Khovansec hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi trong việc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ một cách nhanh chóng và suôn sẻ. Nếu bạn cần một kho gian kho để lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu trong thời gian đang chờ cấp C/O thì có thể gọi ngay số hotline 0921.19.19.19 của Khovansec để sử dụng dịch vụ cho thuê kho lưu trữ hàng hóa tốt nhất.